Nguồn gốc Phách quải quyền

Tương truyền vào giữa thời nhà Minh môn quyền này đã được lưu truyền tương đối rộng rãi trong dân gian. Viên tướng nổi tiếng thời nhà Minh là Thích Kế Quang viết trong "Kỷ Hiệu Tân thư" nhiều chỗ luận thuật về Phách quải quyền, như ở Quyền kinh tiệp yếu biên có nói: "Quyền xẻ bổ ngang mà nhanh vậy", trong đó có chữ "phi" có ý là xẻ treo áo chiến lên, "phách", "hoành" đều chỉ chiêu pháp của quyền thuật.

Vào khoảng năm Gia Khánh thời nhà Thanh, có hai lưu phái lớn của Phách quải quyền được phát triển mạnh ở vùng Hà Bắc, lưu phái thứ nhất là Phách quải quyền của Tả An Mai, còn gọi là Tả Bát gia, tại Tiểu gia trang ở Diêm Sơn, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Thông phách môn; lưu phái thứ hai là Phách quải quyền của Quách Đại Phát ở Nam Bì, thuộc tỉnh Hà Bắc được gọi là Phách quải Thông tý. Hai lưu phái này có hệ thống bài quyền khác nhau hoàn toàn và có những nét đặc sắc riêng.

Gần trăm năm lại đây, lộ một tử quyền của loại quyền Thông bị, Phách quải quyền truyền bá khá rộng nên xưa gọi Thông bị là Phách quải môn.

Năm 1928, dưới thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, thượng tướng lục quân Trương Chi Giang phụ trách trường võ thuật Trung ương Quốc Thuật Quán đã chiêu mộ nhân tài các danh thủ của các danh quyền và võ phái khắp miền nam bắc thành đội ngũ võ thuật quốc gia, trong lúc đại hội quần hùng hợp sức, các truyền nhân của hai đại phái Phách quải quyền được mời ra góp sức.